Hiện các quảng cáo trên Telegram đem về 1.000 tỷ lượt xem mỗi tháng, tuy nhiên, chỉ 10% trong đó là mang lại lợi nhuận tài chính. Bằng cách chia sẻ doanh thu quảng cáo cho người dùng, Telegram đang khuyến khích họ hoạt động tích cực hơn và trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái.
Trước đó, mô hình chia sẻ doanh thu quảng cáo trực tiếp đến người dùng đã được khởi xướng bởi mạng xã hội X (Twitter). Tuy nhiên, khác với Telegram, tỷ phú Elon Musk trả tiền cho người sử dụng X bằng USD, đồng tiền được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Giới công nghệ còn đang chứng kiến sự xuất hiện của các nền tảng quảng cáo số được phát triển theo mô hình “watch to earn” (xem nhận tiền). Tại đó, người dùng sẽ được tặng thưởng bằng token khi xem, tương tác hoặc tham gia chơi các tựa game trên nền tảng.
Có thể thấy xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh doanh quảng cáo dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố social (xã hội) và blockchain. Tuy vậy, giống “move to earn” (chạy kiếm tiền) và “play to earn” (chơi game kiếm tiền) trước đây, các mô hình kinh doanh này thường bị đặt câu hỏi về tính bền vững.
Để có thể duy trì được trong một thời gian dài, các nền tảng này phải tạo ra và giữ được giá trị cho token trả thưởng. Nếu không, đó sẽ lại chỉ là những dự án sớm nở tối tàn.
Chia sẻ góc nhìn về câu chuyện này, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho hay, với trường hợp của Telegram, khi phát triển token dựa trên một cộng đồng lớn, họ sẽ có những lợi thế nhất định.
Tuy nhiên, từ góc độ hiệp hội, việc sử dụng các đồng token trong hoạt động quảng cáo trực tuyến không đem lại lợi ích, trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Do giá cả luôn biến động, việc thanh toán bằng token luôn đi cùng với sự thiếu ổn định về tỷ giá. Trong khi đó, luật pháp nhiều quốc gia trên thế giới chưa chấp nhận, thậm chí cấm các giao dịch thanh toán bằng tài sản ảo.
Bình luận về mô hình chia sẻ doanh thu qua điểm thưởng cho người dùng, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, từ góc nhìn cá nhân, ông không thấy được lợi thế của việc sử dụng token để tính điểm thưởng.
Theo vị chuyên gia này, các mô hình kinh doanh quảng cáo kể trên đều có thể được phát triển bằng đồng tiền fiat (do nhà nước phát hành), bản chất không cần dùng tới blockchain. Nếu có thể không dùng blockchain nhưng vẫn cố dùng để chạy theo trào lưu sẽ chỉ làm gia tăng chi phí trong khi không mang lại nhiều giá trị.
Công nghệ blockchain chỉ phát huy giá trị đối với các nền tảng có hoạt động xuyên biên giới. Do vậy, các mạng quảng cáo, đơn vị truyền thông, xuất bản trong nước cần cân nhắc thật kỹ khi muốn ứng dụng blockchain vào hoạt động quảng cáo số.
- Chụp ảnh cưới bên thùng rác là một ý tưởng độc đáo của đôi bạn trẻ Mai Hữu Phước và Lê My Xuân Hòa.
![]() |
Đôi bạn trẻ không ngại chụp ảnh cưới ngay bên cạnh thùng rác. |
Yêu nhau từ thời còn học phổ thông, sau hơn 10 năm, đôi bạn trẻ ở xã Châu Pha, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, quyết định đi đến một đám cưới vào ngày 23/7 tới.
Khác với các cặp đôi khác khi lựa chọn những cảnh thiên nhiên hùng vĩ hay các tòa nhà lộng lẫy, sang trọng làm hậu cảnh cho những shot ảnh cưới, cặp đôi sinh năm 1991 này khiến nhiều người bất ngờ và không khỏi tò mò khi chọn chụp ảnh cưới bên những thùng rác.
Nói về ý tưởng ngược đời này, cô dâu Xuân Hòa cho biết: “Hai đứa mình là bạn học từ nhỏ, lớn lên rồi yêu nhau luôn, cũng hơn chục năm rồi. Cả hai đều nhí nhố lại rất thích những gì độc, lạ.
Chụp những ảnh này chúng mình muốn thể hiện rằng đến với nhau không cần những điều xa hoa, cầu kì. Và dù có là ở nơi đâu, dù xấu, kì với mọi người, thì hai đứa cũng sẽ luôn vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Sau này có chuyện gì xảy ra, có là tệ ra sao thì hai đứa vẫn sẽ cùng nhau vượt qua. Ngoài ra, Bà Rịa- Vũng Tàu quê mình vốn mạnh về ngành du lịch biển nhưng ý thức khách du lịch về vấn đề rác thải chưa cao. Thông qua ảnh cưới, chúng mình cũng muốn truyền thông điệp, hãy đến gần hơn với thùng rác, bỏ rác vào thùng để bảo vệ môi trường.
Hòa kể, lúc các bạn chụp ảnh cưới, nhiều người đi đường thấy lạ nên ai cũng nhìn, song không vì thế mà đôi trẻ ngại ngùng. Đôi bạn cũng sẽ cho những bức ảnh chụp với thùng rác vào album ảnh cưới.
“Khi cho mọi người xem bộ ảnh cưới thì hầu hết đều khen kiểu siêu dễ thương và lạ. Cũng không ít người bình luận rằng: “Thật kinh khủng” hoặc “Cái thùng để rác mà cũng nghĩ ra được và dám chụp ảnh cưới”.
Với mình cuộc đời chỉ cưới có một lần, và cũng chỉ yêu duy nhất một người, vậy tại sao lại không dám để lại những khoảnh khắc ấn tượng. Mình nghĩ chẳng gì là không thể được”, cô dâu 9X trải lòng.
![]() |
Cặp đôi vẫn thích những kiểu hình nhí nhố, vui nhộn. |
Biết nhau từ cấp 1, nhưng đến lớp 8 cặp đôi này mới học chung một lớp và nảy sinh tình cảm từ lúc đó. Hơn 10 năm từ bạn học cho đến yêu nhau, nói về kỷ niệm của đôi trẻ này thì nhiều không đếm xuể.
Song kỷ niệm mà Hòa nhớ nhất là thời điểm cả hai học lớp 10.
Thời điểm đó, cả hai lên lớp 10 nhưng xã Châu Pha không có trường cấp 3. Vì vậy Hòa phải ra TP Bà Rịa học, còn Phước thì học ở một trường ở thị trấn. Mỗi người học một trường và đều xa nhà và phải ở trọ.
“Mình nhớ như in hôm sinh nhật mình, là ngày trong tuần, nên nghĩ Phước không thể đến được. Hồi đó cả hai đều chưa có điện thoại liên lạc mà chỉ thỉnh thoảng online yahoo để nói chuyện. Ban đầu hai đứa cũng dự tính để cuối tuần được về nhà mới tổ chức sinh nhật. Biết thế nhưng tối hôm sinh nhật mình vẫn cảm thấy buồn vì không gặp được bạn ấy. Nhưng rồi mình đã vô cùng bất ngờ và như vỡ òa khi thấy Phước xuất hiện. Lúc đó mình thương đến phát khóc luôn. Bởi để đến được chỗ mình, Phước đạp xe đạp hơn 25 km trong đêm và sau sinh nhật lại phải quay về trường. Giờ nghĩ lại thấy vẫn thương và cũng nhờ những kỉ niệm đẹp và hết sức chân thành đó mà tình yêu của chúng mình ngày càng bền chặt”, Hòa kể.
Tuy vậy, hơn chục năm yêu nhau, đôi trẻ cũng không thể tránh khỏi những lúc giận hờn hay cãi vã.
Nhưng mỗi lần như thế, hai bạn đều tuôn ra hết với nhau và xong là thôi. Chính vì vậy cũng không giận nhau lâu.
“Thậm chí có giai đoạn 2 đứa đã nghĩ chia tay nhưng sau 1 năm cả hai đều nhận ra rằng không thể thiếu nhau và rồi quay lại và yêu thương đến tận bây giờ và tổ chức đám cưới vào ngày 23/7 tới đây”, Hòa chia sẻ.
Đây là một chiến dịch truyền thông xã hội được tổ chức bởi CLB Truyền thông YMC – ĐH Ngoại thương và Học viện Marketing Tomorrow Marketers, nhằm truyền tải thông điệp: "Quãng thời gian sinh viên là hữu hạn, là lúc bạn có thể thỏa thích thử những gì mình muốn trước tốt nghiệp! Hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê, sống trọn từng giây và hết mình với tuổi trẻ, để không phải nuối tiếc!".
Ngoài ra, sự kiện đặt bảng “Before I Graduate” nhằm mục đích khuyến khích các bạn sinh viên viết ra những hoài bão của tuổi trẻ, những điều mà bạn mong mỏi trong quãng đời sinh viên hay đơn giản là một điều gì đó mà bạn không muốn mình phải hối tiếc trong quãng đời Đại học.
![]() ![]() Suốt bốn năm đại học, tôi chẳng có lấy nổi một đứa bạn thân. Có nhiều chuyện muốn nói mà chẳng tìm được một ai để chia sẻ. Một ngày dài đến công ty với bạn đồng nghiệp và sếp, những con người tuy ở cùng 8 tiếng 1 ngày nhưng cũng chỉ dừng ở mức xã giao, mà thậm chí lắm lúc còn ganh đua, đố kỵ và lợi dụng nhau. Trên facebook thì news feed đầy ắp cập nhật hàng ngày của những đứa “bạn", những người mà tôi chẳng thực sự quan tâm đang gặp vấn đề gì, chỉ chực xoá họ trong friendlist khi tôi đã dần quên đi họ trông như thế nào. ![]() Hồi năm nhất, năm hai thấy bạn bè hoạt động câu lạc bộ, đi tình nguyện, chạy chương trình này nọ thì mình cùng với mấy “chiến hữu” ra quán chơi game, về nhà xem phim đọc truyện. Đến năm ba, năm bốn, bạn bè bắt đầu đi làm, đi thực tập chỗ này chỗ kia, thì mình vẫn tiếp tục mải miết với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng. Nhiều lúc cũng thấy nhàm chán và muốn thay đổi nhưng độ chây lười của bản thân lớn quá nên lại tặc lưỡi: để mai, để sau này, để lúc khác… Rồi đến bây giờ khi “mai này” đã đến, khi sắp phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình, thì thời gian của mình đã chẳng còn để làm gì nữa rồi. GPA? Thôi chẳng buồn nhắc đến, bảng điểm thì đủ cả A B C D F (mà F còn nhiều hơn A). Hoạt động ngoại khóa? Không. Kinh nghiệm làm việc? Không. Giải thưởng? Không. Kỹ năng? Không. Đến cả sử dụng Excel với Word cũng không xong. Mọi thứ đều là con số 0 tròn trĩnh, khiến mình ngồi hàng giờ mà chẳng biết cho gì vào CV. ![]() Tính tôi thì hay ngại, ngại nắng ngại nóng, ngại khói bụi ngại mệt mỏi, ngại tốn kém, nói chung là cũng ngại đủ thứ. Học xong ở trường là về nhà, hiếm khi đi chơi tối, mà tôi cũng ít khi đi chơi lắm. Mấy khu hot hot giới trẻ hay đi thì tôi chẳng bao giờ biết cả, hàng quán café hay chỗ ăn uống nào đó chị mù tịt. Tôi ở Hà Nội hơn 22 năm rồi mà còn chẳng thuộc đường bằng mấy đứa bạn trọ ở đây. Rượu bia chẳng dám thử, bar pub cũng chưa bao giờ dám mó chân vào, dù tôi biết là chúng chẳng hề xấu. Tôi ở với bố mẹ, nhà có 1 cô con gái nên bị quản lý rất kỹ, muốn đi đâu cũng phải xin phép từ trước mấy ngày, mà lần nào xin là cũng bị bố mẹ “ca” 1 bài rằng ngoài kia nguy hiểm lắm con ơi, bị bắt cóc bán sang TQ, tai nạn giao thông, đường lở, tàu chìm… lâu dần nghe nhiều chị cũng đâm ra nản và … sợ luôn, không dám đi đâu xa cả. Hồi đó tôi tự nhủ bao giờ ra trường, nhiều tiền hơn và không bị quản lý nữa thì mình đi cũng không muộn. ![]() Tôi ít trở về nhà hơn kể từ ngày có công việc làm thêm, hồi mới năm nhất mỗi tháng về 2,3 lần, càng về sau càng thưa thớt, mỗi năm số lần về nhà chỉ đếm trên đầu bàn tay. Những lần ba mẹ gọi điện hỏi thăm tôi chỉ lấp liếm cho qua chuyện, rằng con bận, con không về được. Rồi thi thoảng là những cuộc gọi nhỡ, những cuộc gọi đến mà tôi chẳng dám nghe. Rồi cả những lần may mắn được về nhà, tôi cũng chẳng đỡ đần được gì cho bố mẹ. Bố mẹ càng ngày càng già đi, sức khỏe chẳng được như xưa, lại thêm bệnh tật củ tuổi già, nhưng tôi thậm chí còn chẳng bao giờ đưa bố mẹ đi khám bệnh, thỉnh thoảng chỉ thăm hỏi một vài câu cho có. Ở bên ngoài tôi được người ta ngưỡng mộ, nhưng đối với gia đình tôi là một đứa con bất hiếu lắm phải không? ![]() Tôi chẳng hề có một cái định hướng rõ ràng nào cho tương lai của mình kể từ khi còn là sinh viên. À không, nói đúng hơn là tôi chẳng cần phải lo nghĩ đến chuyện đó. Sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, bố mẹ lại là những người quen biết rộng thế nên công việc tương lai của tôi đã được quyết định kể từ những ngày đầu đi đến giảng đường. Một sự nhẹ nhõm vô hình đã được ghim vào đầu tôi như thế, một tư tưởng “bình thường” cho mọi công việc tôi làm trong quãng đời sinh viên của mình. Việc học tập của tôi chỉ dừng lại ở mức bình thường, không có thành tích gì quá nổi bật. Tôi cũng chẳng mưu cầu những vị trí cao trong tổ chức phi lợi nhuận mà tôi tham gia. Công việc làm thêm cũng chỉ là những công việc đơn giản, nhàn rỗi. Không một thành tích một thành tích nổi trội, cũng chẳng có việc làm nào đáng tự hào. Một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. ![]() Đã là lần thứ 5 tôi đi xin việc, và kết quả dường như lại giống các lần trước đó, cảm giác bế tắc khi nhà tuyển dụng đưa ra cho tôi câu hỏi: “Ngoài tấm bằng xuất sắc này ra, em còn có kĩ năng hay kinh nghiệm gì khác hay không?”. Một số không tròn trĩnh trong đầu là thứ duy nhất tôi có thể nghĩ đến khi đó. ![]() Tôi cũng đang ngấp ngửa tiến tới được một mối tình. Cũng chẳng phải mình tự tìm đến mà là do gia đình mai mối. Hai người có quen biết nhau, gia đình người ta hợp ý gia đình tôi, vậy là tìm hiểu, thế thôi. Vì xác định bây giờ yêu là cưới, tức là người đó phải hợp với công việc của tôi, hợp ý bố mẹ tôi, phải là chỗ dựa tài chính được cho tôi… Tôi cũng đã 23, hết cái tuổi vung tay mà “yêu đại đi” rồi. Học đại học hay cấp 3 thì còn có thể thích ai thì nói, rồi hẹn hò, chẳng phải nghĩ đến tương lai. Những mối tình khi đó đơn giản, trong sáng mà vô tư, chứ chẳng giống khi người ta bước vào đời, như bây giờ. ![]() Đừng ngại những vấp ngã, đừng lo sợ sự bắt đầu, đừng trốn tránh sự thay đổi! Hãy sống hết mình, để một ngày nào đó nhìn lại, bạn sẽ không cảm thấy nuối tiếc. |